Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp vượt “đại dịch” để khôi phục sản suất, kinh doanh

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang phải “gồng mình" chịu lỗ và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn tài chính để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và sau khoảng thời gian giãn cách xã hội. Chính vì vậy, "liều thuốc trợ lực" kịp thời giúp cộng đồng DN và người dân bước đầu trụ vững trước những khó khăn do đại dịch COVID-19 là điều đang được mong mỏi.

602
 

Hiểu được sự khó khăn cấp thiết của các DN trong giai đoạn vừa qua và bối cảnh đang tiếp diễn khi cả nước phải sống trong trạng thái bình thường mới, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ về tài khoá và tiền tệ đối với các DN. Về cơ bản, các chính sách này đã và đang phát huy hiệu quả tích cực.

Lê Văn Quang – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Sản xuất Hải Quang Minh

Liên quan đến các vấn đề nêu trên, ông Lê Văn Quang – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Sản xuất Hải Quang Minh chia sẻ: “Hiện nay, các DN đồng tình với quan điểm của Chính phủ, đã đến lúc tái thiết kế các chính sách sống chung với dịch, mỗi chính sách đưa ra đều tích hợp giải pháp chống dịch đi đôi với cơ chế vận hành nền kinh tế, bảo đảm sinh kế cho người lao động, cũng như có thêm nguồn lực chống dịch. Trước đó, sự cạn kiệt các nguồn vốn, tín dụng do chi phí sản xuất tăng cao, gánh nặng về việc xét nghiệm và đảm bảo đời sống cho người lao động khi thực hiện các yêu cầu như “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến”… khiến rất nhiều DN lâm vào cảnh khốn khó. Đây chính là những thách thức cho việc phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh kể cả đối với doanh nghiệp quy mô lớn”.

Lãnh đạo công ty đang lắng nghe những kỹ sư trình bày

Riêng các DN vừa và nhỏ để thích nghi trong điều kiện hiện nay cũng cần được quan tâm và hỗ trợ rất lớn để ổn định sản xuất, kinh doanh để từng bước vượt qua khó khăn. Theo ông Quang: “Việc huy động được nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của DN, là “nguồn oxy” tiếp sức để DN phục hồi, gượng dậy sau đại dịch COVID-19. Các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nếu được triển khai thông suốt từ trên xuống dưới sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, trợ lực tốt cho DN, nhưng nếu ngược lại sẽ khiến DN bị “hụt hơi”.

Trong thời điểm vừa qua khi dịch bệnh diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, đa số các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ cùng với hầu hết các hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động dưới 20 – 30% công suất. Các biện pháp giãn cách xã hội đã làm cho chi phí sản xuất, kinh doanh tăng cao, việc cung ứng hàng hóa gặp nhiều hạn chế, khó khăn khiến nhiều người lao động phải đối mặt với nguy cơ nghỉ việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, không đảm bảo điều kiện làm việc… Bởi thế, việc cung ứng nguồn lao động và đảm bảo thu nhập cho người lao động trong giai đoạn phục hồi này được coi là bài toán khó đối với phần lớn các DN.

Để ổn định sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới hiện nay, ngoài việc cân đối nguồn vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DN cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy chế, quy định điều tiết phân bổ lương, thưởng và các phúc lợi khác cho người lao động một cách đồng bộ và phù hợp với thực tiễn và đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến việc đầu tư máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, áp dụng các quy trình phù hợp, cải thiện điều kiện làm, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân theo yêu cầu công việc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ… cũng cần phải được quan tâm. Từ đó góp phần vào việc phát triển con người – nhân tố quyết định cho sự thành công của DN.

Nhà máy sản xuất nhôm XINGFA luôn  đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng ISO