Gần 7.000 trường hợp vi phạm quá tải trọng bị CSGT “sờ gáy” trong 1 tháng ra quân.

Trong một tháng ra quân cao điểm xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý gần 7.000 trường hợp, phạt tiền gần 100 tỷ.

521

Theo đó, trong một tháng (từ ngày 15/3 đến ngày 14/4), lực lượng CSGT toàn quốc đã dừng, kiểm soát 174.060 phương tiện, phát hiện, lập biên bản 6.938 t/h vi phạm, trong đó: 6.424 xe tải, 507 xe container, 07 phương tiện khác. Số tiền phạt ước tính gần 100 tỷ đồng; tước GPLX: 2.554 t/h; tước Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định 539 t/h; tước phù hiệu 1.216 t/h; tạm giữ 151 phương tiện.

Cụ thể: Vi phạm quy định về tải trọng: Đã xử lý 5.072 t/h (4.999 t/h quá tải hàng hóa; 73 t/h quá tải cầu, đường), cụ thể: + Quá tải hàng hóa (4.999 t/h): Mức 1 (từ 10% – 30%): 3.551 t/h; Mức 2 (từ trên 30% – 50%): 651 t/h; Mức 3 (từ trên 50% – 100%): 429 t/h; Mức 4 (từ trên 100% – 150%): 174 t/h; Mức 5 (trên 150%): 194 t/h. + Quá tải cầu, đường (73 t/h): Mức 1 (từ 10% – 20%): 27 t/h; Mức 2 (từ trên 20% – 50%): 22 t/h; Mức 3 (trên 50%): 24 t/h.

Vi phạm quy định về chở hàng quá khổ giới hạn: 1.150 t/h (1.057 xe tải; 87 xe đầu kéo; 06 phương tiện khác).

Vi phạm quy định về tự ý cải tạo phương tiện: 710 t/h (680 xe tải; 30 xe đầu kéo).

Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn: 06 t/h xe tải.

CSGT cương quyết xử lý xe quá khổ, quá tải, không có vùng cấm.

Song song với việc TTKS – XLVP để kịp thời ngăn chặn các phương tiện vi phạm quá khổ, quá tải, thời gian qua lực lượng CSGT đã vận động, yêu cầu các chủ doanh nghiệp, lái xe ký cam kết không chở hàng quá tải trọng, không tự ý cải tạo phương tiện; phối hợp với lực lượng Cảnh sát khác, Công an cơ sở thành lập các tổ chuyên đề mạnh để kiểm tra, xử lý; phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống cân cố định tại các trạm CSGT, cân xách tay và các trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang cấp. Kết quả xử lý vi phạm về quá tải trọng trong tháng 4 đã tăng 2.656 th so với tháng liền kề trước.

Một số địa phương có kết quả xử lý đạt hiệu quả cao, như:  Xử lý vi phạm quá tải: Thanh Hóa (876 t/h), Phú Thọ (383 t/h), Bắc Giang (292 t/h), Đội TTKSGTĐB cao tốc, Cục CSGT (273 t/h), Nghệ An (271 t/h),…

Xử lý vi phạm quá khổ: Thanh Hóa (416 t/h), Nghệ An (321 t/h),..

Xử lý vi phạm tự ý cải tạo phương tiện: Quảng Ninh (137 t/h), Thanh Hóa (114 t/h), Nghệ An (112 t/h), Vĩnh Phúc (70 t/h), Hòa Bình (56 t/h),…

Đồng thời, lực lượng CSGT một số địa phương đã chủ động thay đổi phương thức TTKS, tăng cường tuyên truyền, thành lập nhiều tổ công tác đặc biệt, tuyên truyền tới các công ty vận tải trên địa bàn chấp hành cắt toàn bộ phần thùng xe cơi nới của tất cả phương tiện.

Ngoài những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số khó khăn vướng mắc như tình trạng xe chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện còn diễn ra phổ biến ở một số tuyến, địa bàn, nhất là các xe chở vật liệu xây dựng, đất, sỏi, cát,… để san lấp mặt bằng trong khu đô thị lớn gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, hư hỏng các công trình giao thông.

Vận động, yêu cầu lái xe, chủ doanh nghiệp ký cam kết.

Để tiếp tục xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ có hiệu quả, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, trong đó tập trung thực hiện ngay một số nội dung: Phối hợp với Công an cơ sở tăng cường, nắm chắc tình hình tại các khu vực có bến bãi, khai thác khoáng sản, mỏ đá, mỏ cát, các trạm trộn bê tông, nhà máy sản xuất xi măng, gạch, thép, vật liệu xây dựng,… và các doanh nghiệp, cá nhân có phương tiện chở hàng hóa đến các công trình xây dựng, điểm tập kết hoặc sang địa phương khác để tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đến các tổ chức, cá nhân không vi phạm chở hàng quá tải trọng, tự ý cải tạo phương tiện.

Chủ động, linh hoạt thay đổi phương thức TTKS cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, áp dụng triệt để các trang thiết bị được cấp phát để thực hiện có hiệu quả chuyên đề này, không để xảy ra tình trạng xe chở hàng quá tải trọng, tự ý cải tạo phương tiện hoạt động trên tuyến, địa bàn quản lý.

Chủ động kiến nghị với đơn vị chức năng của ngành Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra điều kiện an toàn các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông, các tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp để hạn chế tải trọng đối với từng loại phương tiện đi vào; tổ chức khảo sát, đánh giá và xác định các “điểm đen” về TNGT để có giải pháp khắc phục kịp thời…