Yok Đôn (Đắk Lắk): ĐƯA VOI VỀ ĐẠI NGÀN

Vừa qua Đoàn tổ chức động vật Châu Á (AAF) đến vườn quốc gia Yok Đôn đến làm việc tại buổi hợp tác kiểm tra chăm sóc sức khỏe cho voi.

589

Đón tiếp đoàn, ông Phạm Tuấn Linh giám đốc vườn quốc gia Yok Đôn cùng toàn thể các ban ngành cơ sở phòng ban, phòng khoa học hợp tác quốc tế ông Huỳnh Nghĩa Hiệp, ông Nguyễn Đức Giỏi.

Ông phạm tuấn Linh giám đốc vườn quốc gia yok đôn trao bức ảnh kỷ niệm cho đại diện đoàn tổ chức động vật Châu Á (AAF)

Ông Tuấn Bendixsen trưởng đoàn cùng các thành viên đến vườn quốc gia tại bữa hợp tác mô hình thăm kiểm tra sức khỏe, đảm bảo tốt sức khỏe cho voi vườn quốc gia Yok Đôn, hai bên đàm phán và chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền công tác tăng cường chăm sóc sức khỏe cho voi, 6 tháng đầu năm và hàng năm tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đàn voi nhà, nhằm phát hiện sớm mầm bệnh, điều trị kịp thời, tẩy giun sán định kỳ 1 đến 2 lần 1 năm.

Cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cho voi, thức ăn đảm bảo bằng 10% trọng lượng cơ thể một ngày (200 – 300 kg), nước uống 80 – 200 lít một ngày, đặc biệt các ngày lễ và vào mùa khô nguồn thức ăn ngoài rừng tự nhiên khan hiếm, hạn chế chở nặng trên lưng voi và chung tay khuyến khích các dịch vụ trung tâm du lịch trên địa bàn xã Krông Na, Buôn Đôn, huyện Lăk, Lâm Đồng thay đổi các biện pháp du lịch cưỡi voi bằng du lịch sinh thái bền vững, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi thọ và không ảnh hưởng đến sinh sản của voi.

Dưới tán rừng khộp, đập nước suối chảy qua chốt trạm số 2, chúng tôi đi xe ô tô cùng đoàn tổ chức động vật Châu Á, đi cùng ông Tuấn Bendixsen trưởng đại diện tổ chức động vật Châu Á dừng chân bên đập nước suối trạm số 2, cách đó không xa, đoàn và chúng tôi chỉ đứng ở xa nhìn chúng đang ăn và vui chơi hai con cùng quyện vào nhau giữa đại ngàn. Hai con voi một con có tên là Khăm Phanh sinh năm 1978 voi cái và một con tên là H’ Plú sinh năm 1961 voi cái, tất cả đều là voi nhà.

Giữa tán rừng khộp voi Khăm Phanh thuộc sở hữu vườn quốc gia Yok Đôn đang tung tăng đưa vòi lấy những tàu lá chuối, những cành cây lá non đưa vào miệng, thỉnh thoảng chú voi lại đưa vòi lên những cành cây bẻ xuống đưa vào miệng để ăn, tận hưởng cho đến no bụng, hai chú voi quyện vào nhau tìm đến bờ sông gần đó ngâm mình xuống dòng đập nước đang chảy, dòng nước mát để tắm, tuy H’ Plú đã lớn tuổi nhưng động tác đi lại vẫn nhanh nhẹn, thân hình rất vạm vỡ và mập, còn Khăm Phanh đang đung đưa vòi để bẻ những cành cây quắp đi quắp lại để ăn, nó là con voi nhỏ tuổi nhất được thả tự do đi lại trong rừng nên sức khỏe được cải thiện rõ rệt, ăn đầy đủ thức ăn trong tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng voi được sống tuổi thọ lâu hơn.

Anh Vũ Đức Giỏi giám đốc trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ du lịch vườn quốc gia Yok Đôn trao đổi cho biết, đơn vị sở hữu voi, từ ngày voi được đưa vào thả trong rừng để tự do kiếm ăn, không phải chở khách như trước đây thì thể trạng sức khỏe và tâm lý của chúng thay đổi tích cực hẵn.

Do nguồn thức ăn trong rừng dồi dào được tự do đi lại, có nhiều khả năng tìm thức ăn hợp khẩu vị để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể.

Theo anh Giỏi, ưu điểm về du lịch voi là có tính nhân văn có tính giáo dục cao, thu hút các tầng lớp nó sẽ giúp được lợi ích trong xã hội, mô hình thân thiện voi giúp thuần dưỡng cung cấp được kiến thức xung quanh về việc bảo tồn voi.

Đến với vườn quốc gia Yok Đôn tại buổi hợp tác kiểm tra sức khỏe cho voi

Điều quan trọng là cần một chính sách liên kết các lợi thế, đó là cần một chính sách liên kết vùng Tây Nguyên cùng với đại ngàn vườn quốc gia Yok Đôn, nếu phát huy và khai thác tốt tiềm năng du lịch thân thiện với voi, hoàn toàn là giải pháp cứu ngành du lịch thân thiện giữa người đến với voi trong thời điểm này.

Trên phạm vi cả nước, ngành du lịch vườn quốc gia Yok Đôn, cơ quan trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tại xã Krông Na, cơ quan bảo tồn voi có 5 con voi, hai con voi tại trạm là hai con voi cứu hộ từ thiên nhiên, con voi tên Jun 2015 và voi tên Gold 2016, voi rừng cứu hộ từ thiên nhiên.

Góp phần bảo vệ vùng lõi của Đại ngàn, vườn quốc gia Yok Đôn có diện tích lớn nhất rừng, không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái an ninh rừng của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà còn là của Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ của cả nước.

Ông Tuấn Bendixsen trưởng đoàn đại diện tổ chức động vật Châu Á (AAF) tại Việt Nam thay mặt đoàn phát biểu

Tổ chức động vật Châu Á (AAF) tọa đàm trực tuyến về voi Tây Nguyên, ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ vườn quốc gia Yok Đôn không làm du lịch cưỡi voi ở đắk Lắk và vườn quốc gia Yok Đôn ngày 18/02/2021.

Vườn quốc gia Yok Đôn tự hào là tổ chức đầu tiên thay đổi mô hình du lịch thân thiện với voi tại Việt Nam.

Trao đổi với anh Giỏi được biết, trước đây voi thuộc sở hữu của vườn quốc gia Yok Đôn cũng phải chở khách du lịch, tuy nhiên đến 2014 nhận thấy voi chở khách du lịch làm ảnh hưởng đến sức khỏe của voi, nên giám đốc vườn quốc gia tổ chức tour học làm quan tượng để giảm thiểu việc cưỡi voi, hạn chế chở nặng trên lưng voi, khuyến khích trung tâm du lịch bỏ hẵn du lịch cưỡi voi, chuyển sang bằng du lịch thân thiện sinh thái bền vững không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của voi.

Tránh khu vực dốc, tránh thời tiết nóng và tránh mưa cho voi, ăn thêm thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng chuối, dưa hấu, mía, ngô và các thức ăn tự nhiên trong rừng có chất dinh dưỡng cao, để đảm bảo sức khỏe bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên gắn với voi, duy trì bảo tồn nguồn gen quý hiếm voi Châu Á tại Việt Nam.

Từ tháng 7/2018 tổ chức AAF hỗ trợ vườn quốc gia phối hợp với tổ chức động vật Châu Á chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi, là đưa voi thả về rừng tự nhiên, nếu du khách có nhu cầu sẽ được quan tượng đưa vào tân hồi để ngắm nhìn và tìm hiểu kiến thức về voi, hệ thống thực vật, du khách sẽ được trải nghiệm ngắm nhìn từ dòng sông sêrêpốk, khung cảnh cây cối vẻ đẹp của dòng sông chìm trong ánh hoàng hôn và rực rỡ được ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông sêrêpốk mặt nước chảy róc rách vì rào bình lặng, chảy qua những cánh rừng Đại, ngàn vườn quốc gia Yok Đôn tạo nên vẻ đẹp hoang sơ tiềm ẩn của những thảm thực vật phong phú, những thế mạnh và tiềm năng voi du lịch thân thiện này.

Đến với mô hình du lịch thân thiện này, với voi sẽ được chăm sóc và ngắm voi từ xa, bảo vệ, bảo tồn tốt hơn để duy trì sự sinh sản nòi giống voi đàn bền vững. Tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp vườn quốc gia Yok Đôn, cơ quan trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các chú voi, thu hút tất cả tầng lớp tri thức trong xã hội và ngoài nước đến với du lịch, trải nghiệm ngắm voi thân thiện với các chú voi này.

Thông qua thông điệp này, được các hướng dẫn viên chia sẻ nâng cao sự hiểu biết về tuyên truyền bảo vệ du lịch bảo tồn voi thân thiện nói riêng và bảo tồn động vật quý hiếm nói chung của xã Krông Na, huyện Buôn Đôn và tỉnh Đắk Lắk, du khách được đặt chân đến vui chơi giải trí ngắm các chú voi thân thiện và những cánh rừng Đại ngàn hùng vĩ vẫn còn nguyên sinh, các thảm thực vật.

Mô hình du lịch thân thiện với voi giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức động vật Châu Á được ký kết giữa tháng 12 năm 2021.

Theo thỏa thuận hợp tác, tỉnh Đắk Lắk sẽ hạn chế tối đa hướng tới không tổ chức hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi voi nhà gồm, du lịch cưỡi voi, các hội thể thao như voi bơi, voi đá bóng, voi chạy, voi kéo co, voi diễu hành nhiều giờ trên đường nhựa hoặc bê tông, dùng voi để tái hiện cảnh săn bắn và thuần dưỡng voi, tổ chức động vật Châu Á sẽ tiếp tục hỗ trợ 231.000 USD để thực hiện công tác bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026.

Ông Tuấn Bendixsen trưởng đại diện tổ chức động vật Châu Á (AAF) tại Việt Nam cho rằng, đơn vị tiến hành các hoạt động hỗ trợ công tác bảo tồn voi tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến nay.

Chúng tôi nhận thấy việc khai thác voi trong lĩnh vực du lịch đã quá mức, voi phải đi lại thường xuyên để phục vụ du khách, không có thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe ngày càng giảm, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển đổi mô hình du lịch, để cho chúng có cơ hội tái sinh khi được thả tự do đi lại trong rừng, sức khỏe của chúng được cải thiện, có thời gian để voi đực và voi cái giao lưu phối hợp với nhau, từ đó voi có khả năng sinh sản trở lại đảm bảo việc bảo tồn đàn voi nhà lâu dài cho tỉnh Đắk Lắk.

Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk cũng đã nỗ lực cải thiện phúc lợi cho voi, mới đây Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết số 11/202/NQ-HĐND ngày 17/12/2021, sửa đổi bổ sung một số điều của nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 về quy định một số chính sách về bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, cùng với việc bố trí kinh phí hỗ trợ cho voi nhà sinh sản, tỉnh cũng bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các chủ voi, là các tổ chức hộ gia đình không còn khả năng chăm sóc, tự nguyện giao lại cho trung tâm bảo tồn voi chăm sóc, phục vụ nghiên cứu sinh sản, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn phát triển bền vững đàn voi nhà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt tỉnh hỗ trợ kinh phí để cùng với nguồn tài trợ của tổ chức phi chính phủ, giúp chủ voi chuyển đổi hình thức du lịch cưỡi voi chuyển sang hình thức khai thác du lịch thân thiện với voi.

Một số hình ảnh trong quá trình kiểm tra sức khoẻ cho voi

Buổi tọa đàm tổ chức hoàn toàn phi lợi nhuận vì mục đích cung cấp cho khán giả những hiểu biết cơ bản về phúc lợi động vật, hiện trạng của phúc lợi động vật ở Việt Nam. Những bước cứu hộ và chăm sóc cá thể voi động vật hoang dã, được cứu hộ từ những phi vụ từ thiên nhiên, nhiều chủ đề mang tính thiết thực với sự đóng góp của các chuyên gia về phúc lợi động vật trong và ngoài nước. Những người tham gia cũng cố thêm nhiều thông tin về các vấn đề liên quan tới phúc lợi của động vật trong nước và quốc tế ở các nước phương tây, nhằm cải thiện điều kiện sống của động vật trên toàn thế giới, ngày nay trong chăn nuôi và thú y, là mối quan tâm chăm sóc sức khỏe cho voi về cả thể chất và tinh thần.

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận trong việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm với thay đổi trong quy định của pháp luật và là tiền đề ngày càng rất nhiều tổ chức, nhóm thành lập tạo điều kiện để hoạt động tốt những kiến thức cũng như chính sách về phúc lợi động vật chưa được phổ biến rộng rãi cho người dân.

Tổ chức động vật châu Á (AAF) sự kiện tọa đàm nhằm mục đích chia sẻ kiến thức tại vườn quốc gia Yok Đôn và cơ quan bảo tồn voi là các chủ đề khác nhau của phúc lợi động vật với tên gọi một cuộc sống (One Life)