Luật sư và bạn đọc

2024

Xin hỏi Luật An Nghiệp: Bố tôi trước khi mất đã để lại di chúc chia đều 500m2 đất cho các con A, B, C. Thửa đất nói trên được bố tôi thế chấp cho Ngân hàng vay 3 tỷ. Sau khi bố tôi mất , ngân hàng cho rằng di chúc bố tôi lập không có giá trị pháp lý vì phần di sản được định đoạt trong di chúc đã được thế chấp cho ngân hàng . Xin hỏi luật sư, ngân hàng cho rằng như vậy có đúng quy định pháp luật không ? Xin cảm ơn ?

Căn cứ theo Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Chấm dứt hợp đồng” như sau:

“Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

……..”

Theo quy định này và thông tin bạn cung cấp, việc bố bạn thế chấp quyền sử dụng đất đứng tên mình tại Ngân hàng và đã mất không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Đối với trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng mất thì hợp đồng chỉ chấm dứt hiệu lực khi hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện.

Đồng thời, pháp luật dân sự hiện hành không có quy định nào cấm việc chia di sản thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất đang thế chấp tại Ngân hàng. Vì vậy, khi bố bạn mất thì việc chia thừa kế theo di chúc được thực hiện một cách bình thường. Việc ngân hàng cho rằng di chúc bố bạn đã lập không có giá trị pháp lý vì phần di sản được định đoạt trong di chúc đã được thế chấp cho ngân hàng là không đúng.

Ngoài ra, như đã nói ở trên hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản của bố bạn và Ngân hàng vẫn đang còn hiệu lực. Do đó, bạn và những người đồng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo như quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  2. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

Khi đó, những người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thế chấp với Ngân hàng hoặc thỏa thuận với nhau để một trong ba người đại diện thực hiện tiếp hợp đồng này. Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích hợp pháp của các bên và cả Ngân hàng đều sẽ không bị ảnh hưởng.

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật Sư SÀI GÒN AN NGHIỆP với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, các quý độc giả theo giỏi page để hiểu rõ để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.

Trân trọng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Luật Sư An Nghiệp theo thông tin sau:

Điện thoại: 0987.636.141

Email: luatannghiep@gmail.com

VP Kon Tum

Địa chỉ: 52 Bà Triệu, phường Thắng Lợi, tp Kon Tum (cạnh Tòa án nhân nhân thành phố Kon Tum).

VP Gia Lai

Địa chỉ: 42 Ngô Mây, P. Ia Kring, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai.