Phát huy tiềm năng kinh tế biển góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

923

Sáng 4-11, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phối hợp cùng CLB Trí thức trẻ Bến Tre, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam sông Hậu tổ chức hội thảo “Phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế biển góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa lớn nhất cả nước. Ngoài ra, ĐBSCL còn được biết đến với nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển khi có nguồn tài nguyên biển đa dạng phong phú, ngư trường lớn. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức đang đặt ra cho khu vực này trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.

TS Nguyễn Văn Tú, Phó viện trưởng Viện sinh học nhiệt đới phát biểu tại hội nghị.

Hội thảo nhằm đề ra các giải pháp nhằm khai thác, phát triển kinh tế biển, mở ra không gian phát triển mới cho ĐBSCL, thực sự hướng ra biển và giàu lên từ biển.

Ths Huỳnh Thị Hạnh Linh, CLB Trí thức trẻ Bến Tre trình bày báo cáo tham luận

Tại hội thảo đã thông qua các tham luận: Đa dạng sinh học nguồntài nguyên sinh vật biển vùng ĐBSCL (PGS. TS. Phạm Thanh Lưu, Nghiên cứu viên chính, Viện Sinh học nhiệt đới); Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển ở vùng ĐBSCL (ThS. Huỳnh Thị Hạnh Linh, CLB Trí thức trẻ Bến Tre);  Kinh tế khu vực đô thị ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá nói chung và ĐBSCL nói riêng. (ThS. Lê Quang Nam, Phó Viện trưởng, Giám đốc chi nhánh Miền Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị); Tiềm năng phát triển điện gió tại vùng ĐBSCL (ThS. NCS. Phạm Tiến Dũng, Trưởng ban nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển).


Ths Nguyễn Võ Nhất Duy, Chủ nhiệm CLB Trí thức trẻ tỉnh Bến Tre phát biểu tại buổi lễ.
Ths Lê Quang Nam, Phó Viện trưởng, Giám đốc chi nhánh Miền Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị trình bày báo cáo tham luận.

THÚY NHI